09:59 EDT Thứ bảy, 25/03/2023

Thông tin cần thiết

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 0


Hôm nayHôm nay : 324

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 7121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 1290325

Cổng thông tin

Hội chợ truyền thống Khoa Quản trị
Hội thi Thuyết minh viên Du lịch giỏi Khoa Quản trị lần 1
Thông tin giảng viên

Trang nhất » Thông tin » Ngành đào tạo » Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành » Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2020

Thứ năm - 08/10/2020 11:53
Chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2020

Chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2020



CHUẨN ĐẦU RA
 
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
 
         Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành



 
I.     THÔNG TIN CHUNG
1.       Tên ngành đào tạo:
-             Tên tiếng Việt: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
-             Tên tiếng Anh: Tourism and Travel Management
2.       Thời gian đào tạo: 04 năm
3.       Loại hình đào tạo: Chính quy
4.       Khối lượng kiến thức toàn khóa: 126 tín chỉ
5. Mã ngành: 7810103
6. Bằng tốt nghiệp: Cử nhân
 

II. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.       Mục tiêu đào tạo (Program objectives)

1.1 Mục tiêu chung (Program general objectives)

Đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ; kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, và pháp luật; kiến thức chuyên sâu về quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh du lịch; có năng lực tổ chức và xây dựng, điều hành và cải tiến chất lượng các hoạt động du lịch; Có thái độ nghề nghiệp đúng đắn và ý thức tự học và rèn luyện suốt đời nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

1.2 Mục tiêu cụ thể (Program specific objectives)

Yêu cầu về kiến thức
PO 1. Hiểu biết kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, toán học và pháp luật nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng.
PO 2. Vận dụng được kiến thức về các quy luật hoạt động của nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch để phân tích và đánh giá các chính sách, xu hướng phát triển ngành, và chiến lược kinh doanh du lịch.
PO 3. Vận dụng kiến thức nền tảng về hệ thống công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động kinh doanh và quảng bá các sản phẩm du lịch.
PO 4. Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành để tổ chức, điều hành và giám sát các hoạt động kinh doanh du lịch.
Yêu cầu về kỹ năng
PO 5. Thực hiện, quản lý, điều hành và giám sát các nghiệp vụ trong các đơn vị kinh doanh du lịch và các đơn vị dịch vụ khác; đồng thời, tham gia xây dựng, phản biện và thực thi các chiến lược, dự án, kế hoạch của doanh nghiệp kinh doanh du lịch;
PO 6. Phân tích nhu cầu thị trường, xu thế phát triển của ngành du lịch trong nước và quốc tế để hình thành ý tưởng, thiết kế, tổ chức và vận hành quy trình cung ứng các sản phẩm du lịch phù hợp, đồng thời có khả năng đánh giá và cải tiến chất lượng dịch vụ dulịch;
PO7. Ứng xử, giao tiếp mang tính chuyên nghiệp ,đặc biệt có khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập một cách hiệu quả; sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ, và các ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến để phục vụ cho hoạt động kinh doanh;
Yêu cầu về thái độ
PO8. Có phẩm chất đạo đức và ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; 
PO9. Có trách nhiệm, tác phong chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng;
PO 10. Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.
PO 11. Có khả năng tự rèn luyện, cập nhật kiến thức và sáng tạo trong việc.

2.       Chuẩn đầu ra (Program learning outcomes)

2.1     Về kiến thức 

PLO 1. Hiểu được các kiến thức về nền tảng về khoa học xã hội – nhân văn, khoa học chính trị, toán học và pháp luật nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng để tiếp thu kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành;
PLO 2. Hiểu rõ được các quy luật vận động cơ bản của  nền kinh tế, các  nguyên tắc quản trị tổ chức và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp nóichung;
PLO 3.  Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch nói chung, các giá  trị tài nguyên du lịch theo từng vùng, miền trên đất nước Việt Nam và các chiến lược marketing trong du lịch nhằm mục đích phát triển du lịch theo hướng bền vững;
PLO 4. Hiểu được các kiến thức cơ bản về hệ thống công nghệ thông tin và  khả năng ứng dụng vào hoạt động vận hành cung ứng sản phẩm, kinh doanh và quảng bá các sản phẩm dulịch;
PLO 5.  Hiểu rõ được các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm  soát trong quá trình hoạt động kinh doanh dulịch;
PLO 6. Hiểu rõ hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam, đặc điểm tâm lý du khách và các nghiệp vụ chuyên sâu để thiết kế, xây dựng và tổ chức, điều phối nguồn lực để thực hiện chương trình du lịch;

2.2     Về kỹ năng 

PLO 7.  Phân tích tình huống và nhận dạng vấn đề, tìm ra nguyên nhân, đề  xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu, và triển khai giải pháp lựa chọn;
PLO 8. Dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
PLO 9. Phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi;
PLO 10. Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực  hiện của các thành viên trong nhóm;
PLO 11. Truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp;
PLO 12. Có khả năng tự học, rèn luyện các phẩm chất đáp ứng yêu cầu thực tế nghề nghiệp;

2.3     Mức tự chủ và tráchnhiệm

PLO 13. Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
PLO 14. Có năng lực hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định;

PLO 15. Có khả năng tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân trong quá trình thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh du lịch lữ hành.
PLO 16. Có khả năng hình thành ý tưởng, thiết kế và xây dựng chương trình du lịch, đồng thời có khả năng đánh giá và cải tiến chất lượng dịch vụ du lịch;

2.4     Trình độ ngoại ngữ và tinhọc

PLO 17. Đạt trình độ tiếng Anh chuẩn B1 (khung tham chiếu Châu Âu);
PLO 18. Có trình độ Tin học bằng B hoặc tương đương.

2.5     Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp 

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc sau:
-                Nhân viên hướng dẫn, điều hành các dịch vụ du lịch tại doanh nghiệp, các khu, điểm du lịch;
-                Nhân viên Marketing, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường phát triển các sản phẩm du lịch.
-                Nhân viên nghiệp vụ thuộc các bộ phận của khách sạn, nhà hàng, công ty kinh doanh lữ hành, tổ chức hội nghị - sự kiện.
-                Chuyên viên tại các Sở, Ban, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

2.6    Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ratrường 

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ trong quá trình công tác và tiếp tục theo học các chương trình đào tạo trình độ cao hơn: Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành về Du lịch.
  
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

GIỚI THIỆU: NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

1. Tên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1.      Giới thiệu về ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành gồm các hoạt động thiết kế, xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh du lịch, quản lý và điều hành Tour du lịch, tổ chức sự kiện du lịch, phân công...

Thăm dò ý kiến

Bạn có hài lòng với chương trình đào tạo của Khoa Kinh tế - Quản trị?

Rất không hài lòng

Không hài lòng

Bình thường

Hài lòng

Rất hài lòng

Ngôn ngữ